Cần làm gì để xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp

Nếu công ty của bạn muốn cải thiện, phát triển, khám phá con đường kinh doanh mới thì người lãnh đạo phải biết cách thay đổi môi trường làm việc. Biến nó thành nơi cho phép nhân

Nhà lãnh đạo tài giỏi cần phải trải qua quá trình rèn luyện, đối mặt với nhiều tình huống giao tiếp, tuyển dụng nhân sự, kinh doanh khác nhau. Cho dù bạn có khả năng bẩm sinh nhưng sự nỗ lực, tiếp thu mới những lời khuyên và phương pháp điều hành mới giúp bạn trụ vững vị trí này. Chính vì thế mà vài điều bên dưới nên được bạn ghi nhớ và áp dụng.

Khi nhân viên của bạn ngừng than phiền, tức là họ không còn quan tâm
Đối diện với những lời than vãn, hầu hết chúng ta đều muốn tránh xa. Vậy thì ai lại cần phải lắng nghe, nhận định hoàn cảnh, đặc biệt là đôi khi chúng chỉ là điều nhỏ nhặt?
Trong khi nhân viên của bạn “rất sẵn lòng” bỏ ngoài tai những than phiền của đồng nghiệp, thì với vị trí là người lãnh đạo việc lắng nghe mọi điều rất quan trọng. Dù là lời chỉ trích hay khen tặng thì hãy tiếp nhận với thái độ bình tĩnh, suy xét điều gì đang ẩn sau câu chuyện được kể. Điều cốt lõi bạn nên biết là không phải giải quyết tất cả những tranh luận, tình huống hoặc mối quan tâm của nhân viên. Hãy thể hiện bạn thật sự quan tâm đến những lo lắng mà họ đang gặp phải, chắc rằng họ nhận thấy được điều này.

Thoải mái hơn với những nỗi lo phiền, thỉnh thoảng bạn để lỡ vài mục tiêu cũng không phải xấu
Ngày nay, nhiều công ty đã tự tạo động lực để mình trở nên sáng tạo và linh hoạt hơn. Họ nhận ra rằng khả năng để thích nghi và thay đổi không chỉ ở mỗi cách cạnh tranh quyết liệt với đối thủ mà còn là tự tìm thị trường tiềm năng cho riêng mình. Nhưng khi họ thực hiện ý định này thì cũng là lúc áp lực tăng cao và đè nặng lên nhân viên. Không khí làm việc xuất hiện những ý tưởng, giải pháp miễn cưỡng bởi vì nỗi lo sợ thất bại, sai phạm bao trùm.
Nếu công ty của bạn muốn cải thiện, phát triển, khám phá con đường kinh doanh mới thì người lãnh đạo phải biết cách thay đổi môi trường làm việc. Biến nó thành nơi cho phép nhân viên phạm lỗi, kể cả thất bại nhưng những kinh nghiệm phải được rút ra, giúp ích việc mở rộng con đường thăng tiến trước mắt.

Ai cũng đều muốn được tôn trọng, kể cả nhân viên của bạn
Sự kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên không chỉ được tạo dựng dựa trên kết quả cuối cùng của một nhiệm vụ. Nhiều hơn nữa là những lời hỏi thăm, cuộc thảo luận giữa người lãnh đạo và cấp dưới. Bạn cần cho nhân viên thấy mình ghi nhận những ảnh hưởng từ việc họ làm và mối quan tâm đến thành công chung.
Nói cách khác nhân viên của bạn muốn có cơ hội học hỏi, phát triển và tạo điều để trở nên khác biệt. Chính những khi trò chuyện cùng người lãnh đạo sẽ mang nhiều ý nghĩa và mục tiêu cho cả nhóm.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *